Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ em rất hay bị các bệnh về đường hô hấp, thường gặp nhất là sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi tái đi tái lại. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm mũi và viêm mũi dị ứng ở trẻ khá giống nhau khiến nhiều bố mẹ không thể phân biệt và áp dụng các phương pháp hỗ trợ cho con được. Hãy xem bài viết dưới đây để có thể phân biệt được viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng ở trẻ nhé.
Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi bình thường | |
Tiền sử | Bệnh nhân đã có tiền sử liên quan đến dị ứng | Bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi do nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường hô hấp |
Nguyên nhân – Cơ chế | Do cơ chế phản ứng của cơ thể với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra phản ứng quá mẫn (dị ứng).Tác nhân gây bệnh: • Bên ngoài: Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất… • Bên trong: Chủ yếu do cơ địa dị ứng. |
Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus… |
Triệu chứng | Nhanh, đột ngột, với các dấu hiệu điển hình như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi. Có thể gặp các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng đi kèm. | Không đột ngột, hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, có thể ngạt 1 bên mũi, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Trẻ mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh. |
Xét nghiệm | Lượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể | Có rất ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) |
Cách điều trị viêm mũi dị ứng | • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. • Dùng thuốc kháng histamine dạng xịt hoặc uống để giảm nhẹ triệu chứng thể nhẹ và vừa. • Dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi có vai trò quan trọng trong kiểm soát viêm do dị ứng tại mũi, góp phần kiểm soát ổn định bệnh. • Thuốc xịt mũi khác: Sử dụng tại chỗ để khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng như thuốc co mạch, dung dịch vệ sinh rửa mũi,… |
• Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh thích hợp tùy vào nguyên nhân. • Có thể kèm thêm thuốc xịt mũi để giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi không do dị ứng. |