Viêm mũi, viêm họng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ nhất là khi thời tiết thay đổi. Trong đó bệnh viêm mũi xuất tiết gây nên sự khó chịu và phiền phức cho trẻ. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ dễ gây các biến chứng nặng hơn. Dưới đây là những chia sẻ về viêm mũi xuất tiết ở trẻ em giúp bố mẹ nhận biết để điều trị cho đúng.
1. Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là gì?
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi sưng viêm, phù nề và xuất hiện nhiều chất dịch nhầy gây tắc mũi thường xuyên. Đây là một căn bệnh xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn chuyển mùa. Lúc này nhiệt độ thay đổi thất thường khiến môi trường sống bị ô nhiễm, độ ẩm trong không khí cao hơn mức bình thường.
Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc cảm cúm, viêm amidan hoặc lúc sức đề kháng cơ thể bé đang bị suy yếu và hệ miễn dịch dễ dàng tấn công hơn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi xuất tiết
Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, chỉ cần một chút thay đổi về môi trường cũng khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ xuất hiện do một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Thứ nhất là do thời tiết thay đổi. Đây là lý do hàng đầu gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ. Nhất là thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh khiến các bệnh về mũi tiến triển nhiều hơn.
Thứ hai là do các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi bé ra ngoài không sử dụng khẩu trang công thêm sức đề kháng kém sẽ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh này.
Thứ ba là các tác nhân dị ứng. Một số trẻ sẽ mắc viêm mũi xuất tiết khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông thú cưng. Bởi các dị nguyên này sẽ làm kích thích niêm mạch mũi gây xung huyết, phù nề.
Thứ tư là do môi trường ô nhiễm. Môi trường xung quanh bị ô nhiễm kèm theo lượng khói bụi cao, hóa chất độc hại và khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Với cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng kém niêm mạc mũi của trẻ dễ bị kích thích vè gây viêm mũi xuất tiết.
3. Dấu hiệu viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ
Thông thường, các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ thường rất mờ nhạt chỉ như các bệnh cảm cúm thông thường. Thế nhưng, nếu theo dõi con sát sao các vị phụ huynh có thể nhận thêm một số dấu hiệu khác như:
Cổ họng sưng tấy, đau rát: Viêm mũi xuất tiết còn khiến bé bị đau rát họng do dịch mũi quá nhiều và chảy xuống khoang họng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị mất tiếng, ho…
Ngạt mũi và chảy nước mũi nhiều: Trẻ sẽ liên tục chảy nước mũi do mũi bị xung huyết và tăng tiết dịch. Ban đầu, nước mũi thường trong và lỏng sau một thời gian sẽ chuyển sang màu trắng đục hoặc xanh vàng đặc. Điều này sẽ khiến các bé bị ngạt mũi và phải thở bằng đường miệng gây nên tình trạng khô môi, thở khò khè nhất là vào ban đêm.
Phù nề niêm mạc mũi: Đây là một dấu hiệu khi bệnh đã nặng hơn. Lúc này niêm mạc mũi sẽ có tình trạng đỏ, hơi sưng nề và rất dễ bị kích thích. Khi tiến hành nội soi mũi sẽ thấy cuốn mũi sưng đỏ và tụ nhiều dịch hơn.
Một số dấu hiệu khác như: Trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu hoặc có thể bị sốt cao, biếng ăn và hắt xì nhiều hơn bình thường. Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên phụ huynh cần đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

4. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm mũi xuất tiết không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ và có thể tự đẩy lùi mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp căn bệnh này sẽ tái phát nhiều lần gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:
- Gây viêm họng kéo dài
- Là tiền đề của bệnh viêm xoang
- Viêm VA, Amidan, viêm mũi quá phát
- Nhiều trường hợp gây polyp mũi rất nguy hiểm
- Ngoài ra còn ảnh hưởng đến thính giác hoặc gây viêm tai giữa cho trẻ nếu tái lại nhiều lần.
5. Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Để điều trị viêm mũi xuất tiết cho trẻ nhỏ, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
5.1. Điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em bằng thuốc Tây y
Thông thường, tùy vào mức độ nặng nhẹ của chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với một số loại như:
Thuốc giảm xuất tiết: Thường là các loại thuốc kháng sinh có khả năng kháng histamin H1 để ức chế tình trạng phản ứng dị ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh từ đó ngăn chặn hiện tượng dị ứng, làm xuất tiết dịch nhầy ở khoang mũi và họng.
Thuốc làm khô niêm mạc mũi: Nhằm mục đích giảm xuất tiết, làm se lành tổn thương niêm mạc mũi. Nhóm thuốc thường sử dụng như argyrol.
Thuốc chống viêm có corticoid: Chúng có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển khiến chứng bệnh trở nặng. Một số thuốc chống viêm có corticoid như polydexa, collydexa,…
5.2. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em tại nhà
Với những bé mắc viêm mũi xuất tiết nhẹ, các phụ huynh cũng có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà cho bé như:
Vệ sinh mũi bằng nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Đặc biệt cách này an toàn cho tất cả trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày để đẩy lùi chứng bệnh.

Xông mũi thảo dược: Với những trẻ lớn hơn khi bị viêm mũi xuất tiết mẹ có thể áp dụng cách xông mũi để giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi họng. Mẹ hãy dùng các loại thảo dược như tía tô, chanh sả để đun nước xông hoặc cho 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà, quế, dầu tràm vào tô nước nóng để bé xông mũi khoảng 15 phút giúp cải thiện nghẹt mũi, sổ mũi do chứng bệnh gây ra.