Theo khuyến cáo ARIA: Viêm mũi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hốc mũi và đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và/ hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn 1 giờ trong hầu hết các ngày. Viêm mũi dị ứng được xác định khi các triệu chứng viêm kể trên khởi phát do một yếu tố gây dị ứng.
Tại sao trẻ viêm mũi dị ứng quanh năm?
Viêm mũi dị ứng có thể theo mùa hoặc xảy ra quanh năm. Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em tồn tại trong môi trường, trong nguồn không khí hàng ngày trẻ hít phải, như mạt bụi nhà, nấm mốc, con gián, lông vật nuôi, các hạt phấn hoa, các loại cỏ dại, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,…
Với những tác nhân xuất hiện thường xuyên không theo mùa sẽ gây viêm mũi dị ứng quanh năm cho trẻ. Đây cũng là dạng viêm mũi dị ứng có xu hướng khó điều trị hơn.
Khi nhận thấy triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất hiện kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ở bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ chuyên về nhi khoa hoặc dị ứng để bé được khám kỹ lưỡng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, tầm soát các bệnh lý dị ứng khác có thể đồng mắc và để bé được điều trị đúng và đầy đủ.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng phổ biến nhất
- Nghẹt mũi (do niêm mạc mũi bị sưng)
- Chảy nước mũi, chảy nước mắt
- Hắt hơi
- Ngứa mắt, mũi, miệng, cổ họng và các vùng da khác trên cơ thể
- Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
- Đau đầu
- Ho
- Có các vấn đề về hô hấp như khó thở
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
Không có câu trả lời chính xác cho việc các triệu chứng này sẽ kéo dài bao lâu bởi điều này khác nhau ở từng người. Có trường hợp các triệu chứng chỉ diễn ra trong vài giờ, vài ngày, thậm chí là vài tháng nhưng cũng có trường hợp có thể kéo dài cả năm. Không những vậy, có trường hợp chỉ là các triệu chứng nhẹ và dễ điều trị nhưng cũng có trường hợp, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động hàng ngày.
Phân loại viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn của ARIA (2010)
Phân loại viêm mũi dị ứng dựa vào các thông số về triệu chứng và chất lượng cuộc sống, khoảng thời gian triệu chứng tồn tại và được chia làm hai loại: gián đoạn (Intermittent allergic rhinitis) và dai dẳng (Persistent allergic rhinitis).
Tình trạng bệnh được phân loại dựa vào mức độ trầm trọng, triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Viêm mũi dị ứng được chia làm các mức độ: nhẹ, trung bình-nặng.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho… bạn vẫn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. .
Để tránh tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,…