Bệnh viêm mũi dị ứng bắt nguồn từ việc cơ thể phản kháng lại các dị nguyên gây dị ứng thông qua đường thở mũi, gây ngứa mũi, chảy dịch, hắt xì hơi… Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm tăng phản ứng dị ứng làm triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ trầm trọng hơn, phát ban trở nên rầm rộ hơn.
Để tránh làm bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn thì bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng một số nhóm thực phẩm, bao gồm:
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính lạnh hoặc dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc, mực, hải sâm,… vì có thể khiến triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thịt gà thuộc tính phong lạnh, có thể làm tăng tình trạng dị ứng.
Không nên uống nước lạnh, kem, đá lạnh,… vì chúng sẽ kích thích các cơn hắt xì liên tục, kích thích các cơn co thắt phế quản, gây ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.

Đồ ăn cay nóng
Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,… có thể khiến trẻ viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ảnh hưởng xấu tới tai – mũi – họng.
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Người bệnh viêm mũi dị ứng cũng nên hạn chế ăn lê, dưa hấu hay các loại hạt vì chúng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng phát tác. Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng. Nhộng tằm, nấm, côn trùng, đào, lạc hay cần tây,… cũng là tác nhân dễ gây dị ứng nên trẻ cần tránh ăn các loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi. Hiện tượng ẩm ướt, tắc mũi gây cản trở lưu thông khí trong các rãnh xoang, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, làm viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn.

Chất phụ gia
Một số chất phụ gia thực phẩm nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng. Các chất phụ gia có trong chất bảo quản, hương liệu và chất tạo màu nhân tạo. Những chất phụ gia thường gặp làm bệnh viêm mũi dị ứng nặng hơn gồm: Mì chính, Benzaldehyde, FD & C nhuộm màu vàng số 5,…
Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Bên cạnh tìm hiểu viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, mẹ cũng nên quan tâm đến các nguồn dinh dưỡng có lợi cho tình trạng của bé. Thực phẩm không phải là cách chữa bệnh dị ứng. Nhưng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác lại cần thiết đối với sức khỏe của trẻ. Chúng giữ cho toàn bộ cơ thể trẻ cảm thấy dễ chịu, cũng như giúp làm dịu các cơn sụt sịt. Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ bị viêm mũi dị ứng là:
- Vitamin C có thể cắt giảm histamine, hóa chất trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như hắt hơi và sổ mũi. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua các loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh,…
- Vitamin D rất tốt cho xương, ngoài ra nó cũng có thể giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng và hen suyễn của con bạn. Vitamin D được tìm thấy trong những loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm
- Axit béo Omega 3 có thể giúp giảm nghẹt mũi và sưng mũi. Cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ có nhiều omega-3. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đề nghị ăn ít nhất hai khẩu phần cá này mỗi tuần
- Magie, một khoáng chất phổ biến có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Những người bị viêm mũi dị ứng thường có lượng magie thấp. Các loại hạt là nguồn cung cấp magie tuyệt vời. Hãy thử hạnh nhân, hạt điều,…
- Nghệ là một gia vị thường được tìm thấy trong các món cà ri. Nó chứa chất curcumin, giúp ngăn chặn histamine, từ đó giải quyết tình trạng tắc nghẽn
Trên đây là giải đáp “viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?”, cũng như gợi ý những thực phẩm có lợi cho thể trạng của bé. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong phòng và điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ.